Ngày 7/12, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Bình Định (Ban Chỉ đạo 389) đã công bố kế hoạch cao điểm nhằm ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bình Định đã giao nhiệm vụ cho các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, chú trọng vào các mặt hàng thiết yếu và có nhu cầu cao trong dịp Tết.
Các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, đại lý, sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok sẽ được kiểm soát chặt chẽ để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng kinh doanh để buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.
Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định đã triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa lưu thông, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trong tháng 11, các Đội QLTT đã kiểm tra 29 vụ, xử lý vi phạm 9 vụ với số tiền phạt hơn 65 triệu đồng.
Tính đến nay, Cục QLTT tỉnh Bình Định đã thu nộp ngân sách nhà nước gần 3,9 tỷ đồng, đạt hơn 111% so với chỉ tiêu; trị giá hàng hóa tịch thu trên 4,9 tỷ đồng và trị giá hàng hóa tiêu hủy trên 1,6 tỷ đồng.
Đại diện Cục QLTT tỉnh Bình Định cho biết, trong các tháng cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đơn vị sẽ tăng cường triển khai các kế hoạch cao điểm, đảm bảo hoàn thành kế hoạch và giữ vững ổn định thị trường.
Cùng với đó, sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cục kiên quyết xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt cao điểm.
" alt=""/>Bình Định "siết" kiểm tra, xử lý hành vi mua bán hàng lậu, hàng giả dịp TếtSau vòng gọi vốn series B, Sky Mavis không tiết lộ định giá của công ty. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ The Information,giá trị của Sky Mavis có thể đạt gần 3 tỷ USD.
Với nguồn vốn mới, Sky Mavis sẽ dùng để thu hút thêm nhân tài, mở rộng quy mô, cơ sở hạ tầng để tiếp tục tăng trưởng và hỗ trợ các nhà phát triển trò chơi tạo ra các game NFT.
"Chúng tôi đang mở rộng quy mô với tốc độ đáng kinh ngạc nhưng việc có thêm các nhà đầu tư sẽ giúp chúng tôi mở rộng phạm vi tiếp cận, củng cố tính hợp pháp, giúp linh hoạt trong việc mở rộng quy mô mà không cần dùng đến AXS đang dự trữ", trích thông báo đến từ Sky Mavis.
Nhóm sáng lập Sky Mavis.
Cũng trong thông báo này, đội ngũ Sky Mavis thông tin, lượng người dùng hàng ngày của Axie Infinity vào tháng 4 là 38.000 nhưng con số này nhanh chóng được thay thế bằng 2 triệu người dùng/ngày ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, khối lượng giao dịch tiền điện tử trên thị trường NFT của họ cũng đạt giá trị khoảng 2,2 tỷ USD.
"Axie ra mắt vào tháng 2/2018, thời điểm không ai biết NFT là gì. Hiện tại, Axie đã trở thành là dự án NFT lớn nhất từ trước đến nay với cộng đồng người chơi trên khắp thế giới", thông báo từ Sky Mavis.
Trong thời gian sắp tới, Sky Mavis dự định đẩy nhanh việc nâng cấp Axie, phát hành Ronin DEX, một sàn giao dịch phi tập trung để giao dịch AXS, SLP trên Ronin (một nền tảng blockchain do Sky Mavis sáng lập) và phát triển trò chơi Project K. Đồng thời, đội ngũ phát triển cũng muốn biến Axie trở thành một hệ sinh thái năng động.
" alt=""/>Công ty game blockchain tỷ đô của 9X Việt "hút" được thêm 152 triệu USDVới thanh khoản xuống thấp, thị trường tiếp tục điều chỉnh trong phiên hôm nay (8/11). VN-Index mất 7,19 điểm tương ứng 0,57% còn 1.252,56 điểm; VN30-Index giảm mạnh 9,31 điểm tương ứng 0,7%; HNX-Index giảm 0,62 điểm tương ứng 0,27% và UPCoM-Index giảm 0,16 điểm tương ứng 0,18%.
Thanh khoản sàn HoSE trong toàn phiên giao dịch chỉ đạt mức 555,5 triệu cổ phiếu tương ứng 13.911,27 tỷ đồng. Con số trên sàn HNX là 44,62 triệu cổ phiếu tương ứng 786,72 tỷ đồng và trên sàn UPCoM là 29,7 triệu cổ phiếu tương ứng 359,63 tỷ đồng.
Có 601 mã không phát sinh giao dịch. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía các mã giảm với 495 mã mất giá, 338 mã tăng.
Diễn biến VN-Index trong một tháng qua (Ảnh chụp màn hình).
Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm giá, tuy mức giảm không lớn nhưng khiến chỉ số mất đi chỗ dựa, thiếu sự nâng đỡ. CTG giảm 1,7%; NAB giảm 1,6%; LPB giảm 1,2%; VIB, VCB cùng giảm 1,1%; VPB, TCB, MBB giảm 1%. MSB là cổ phiếu hiếm hoi hồi phục ở phiên chiều, tăng nhẹ 0,4%.
Thanh khoản tại nhóm này cũng kém sôi động đáng kể so với trước, dù vậy, vẫn có một vài mã được khớp lệnh cao so với thị trường chung. VPB khớp 24,4 triệu đơn vị; TCB khớp 13,1 triệu đơn vị.
Ở phiên sáng cổ phiếu dịch vụ tài chính cũng giảm giá trên diện rộng nhưng hết phiên chiều đã có một vài mã hồi phục: BCG tăng 1,8%; BSI, VND tăng 0,7%; FTS, APG cũng tăng giá; AGR, EVF về mốc tham chiếu.
HVN của Vietnam Airlines trở thành mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index hôm nay, đóng góp cho chỉ số 0,65 điểm. Cụ thể, mã này đóng cửa tăng 6,7% lên 24.800 đồng, áp sát mức giá trần 24.850 đồng. Khớp lệnh tại HVN đạt hơn 6 triệu đơn vị.
Cổ phiếu bảo hiểm khá thuận lợi với diễn biến tăng 2,8% tại BVH. MIG cũng tăng 2,4% và BMI tăng nhẹ 0,5%.
Các cổ phiếu công nghệ cũng có diễn biến tích cực. Đặc biệt là ICT "cháy hàng", tăng trần lên 13.400 đồng, không còn dư bán và có dư mua giá trần. ITD tăng 2,2%; ST8 tăng 1,6%; CMG tăng 1,3%. Ông lớn FPT cũng tăng 0,5%.
Ngành bất động sản ghi nhận diễn biến tăng tại số ít cổ phiếu như SZC tăng 2,8%; DXS tăng 2,7%; SIP tăng 2,3%; HAR tăng 0,9%... Thanh khoản các mã này đều thấp. Chiều ngược lại, VHM bị bán mạnh và điều chỉnh sâu, mất 3,4% còn 40.000 đồng, khớp lệnh 22,5 triệu đơn vị. Chỉ riêng VHM đã khiến VN-Index thiệt hại 0,95 điểm.
Phần lớn cổ phiếu bất động sản ghi nhận tình trạng điều chỉnh giá ở phiên cuối tuần. Có những mã giảm sâu như DXG giảm 3,3%, khớp lệnh 18,6 triệu đơn vị; SJS giảm 2,5%; LDG giảm 2,5%; FIR giảm 2,5%; SGR giảm 2,3%; QCG giảm 2,2%.
Điều đáng nói là nhiều mã có diễn biến tăng trước đó nhưng kết phiên lại về vùng giá thấp nhất phiên, như VIC, HPX, LDG, HDC…
" alt=""/>Cổ phiếu Vinhomes về mốc 40.000 đồng; Vietnam Airlines bật mạnh